Dẫn đầu làn sóng cách mạng 4.0, blockchain được xem là một công nghệ “chìa khóa” cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai.
Trong năm 2021, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam ghi nhận 88 thương vụ đầu tư với tổng giá trị hơn 1,3 tỷ USD (theo số liệu thống kê từ Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Văn phòng Đề án 844 thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ). Trong số đó, có nhiều lĩnh vực phát triển phù hợp với xu thế của xã hội, thu hút nhiều vốn đầu tư như công nghệ tài chính, game, giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử, …
Những thách thức nào các Doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt trong làn sóng blockchain?
Doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đón đầu làn sóng blockchain vì những thách thức từ thực tiễn ứng dụng dựa trên hai nguyên nhân chính là thiếu nhân lực và thiếu những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng.
Nhân lực blockchain hiện đang đối diện với nhiều thách thức, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí buộc phải đóng cửa vì thiếu hụt nhân sự. Do đó, cần có một kế hoạch hợp tác giữa ba bên nhà trường, doanh nghiệp và cộng đồng, giúp cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu được gắn kết, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin nói chung, công nghệ blockchain nói riêng.
Để xây dựng một app (ứng dụng) blockchain thì chi phí rất lớn, gấp 4-5 lần dùng các công nghệ tương tự. Việc tìm kiếm lực lượng kỹ sư blockchain hay lập trình viên blockchain đang gặp nhiều khó khăn. Hành lang pháp lý về blockchain chưa đầy đủ, nên không ít công ty khởi nghiệp trong nước đã chọn giải pháp đặt văn phòng đại diện tại các nước đã có nền tảng pháp lý rõ ràng hơn để thuận tiện hoạt động, đặc biệt là gọi vốn dễ dàng hơn… Điều này gây chảy máu chất xám, thất thoát ngoại tệ, đồng thời tạo cơ hội cho những đối tượng lừa đảo trục lợi.
Thách thức thứ hai đến từ việc thiếu những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng. Các nhóm ở Việt Nam thường xuyên tập trung phát triển ứng dụng thay vì phát triển nền tảng blockchain. Một số doanh nghiệp không chuyên về công nghệ hoặc thiếu nhân sự sẽ gặp khó khăn nếu muốn bước chân vào thị trường này do không có những nền tảng sẵn có để họ tham gia xây dựng. Quá trình chuyển đổi từ hệ thống tập trung sang hệ thống phi tập trung đòi hỏi rất nhiều công đoạn, tiêu tốn thời gian, tiền bạc và sức người. Nhưng không phải công ty nào cũng chấp nhận rủi ro lớn như vậy.
Chuẩn bị ngay từ bây giờ
Một là, nền tảng kiến thức rất quan trọng.
Trước tiên, cần đẩy mạnh việc đào tạo về toán cơ bản, toán ứng dụng, thuật toán, ứng dụng thuật toán và công nghệ thông tin tại các trường đại học, đó là những hạ tầng nền tảng để công nghệ blockchain phát triển.Trước hết, các trường đại học phải là nơi tiếp cận đầu tiên với các công nghệ mới trên thế giới. Các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư cho các trường nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
Tập trung tuyển dụng đội ngũ chất lượng, am hiểu về lĩnh vực công nghệ. Doanh nghiệp luôn tạo điều kiện và môi trường tốt nhất để nhân sự về blockchain được tham gia các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn.
Hai là, việc chuẩn bị tốt về hạ tầng là cơ sở để cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hợp đồng thông minh, minh bạch hóa quá trình quản lý và bảo mật thông tin khi sử dụng blockchain. Nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng kết nối sẽ tăng hiệu quả công việc nhờ tốc độ xử lý được nâng cao. Nếu cơ sở hạ tầng không đảm bảo, đồng nghĩa với thời gian chạy dữ liệu chậm lại, dẫn đến hiệu quả sẽ ngược lại.
Đánh giá các yếu tố thiết lập cơ sở hạ tầng blockchain như: Chất lượng công nghệ (bảo mật và khả năng tương thích với các chuỗi khối bí mật và công khai); Tính rộng lớn của công nghệ (khả năng tương thích với đa kênh và nhiều nền tảng khác). Một tính năng chính quan trọng của công nghệ blockchain là các hợp đồng thông minh cho phép các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch quan trọng mà không có sự can thiệp của bên thứ ba. Công việc duy nhất các đơn vị cần làm là đính kèm các quy tắc của bạn vào các thỏa thuận.
Hơn nữa, nó cho phép các giao dịch minh bạch, công bằng và tự động vì tất cả các bên phải tuân thủ các quy tắc hợp đồng. Các công ty chọn công nghệ blockchain vì tính chất tự động của hợp đồng thông minh.
Các khía cạnh kỹ thuật quan trọng khác của cơ sở hạ tầng blockchain cơ bản bao gồm quản lý khóa, tường lửa mạng và các bảo mật khác.
Bảo trì bảo mật có thể được thực hiện bằng cách triển khai các bản cập nhật và bản vá cho việc triển khai mã nguồn cho cơ sở hạ tầng blockchain của người dùng. Bám sát các bản cập nhật và phát hành mới nhất giúp bảo vệ người dùng khỏi mọi lỗ hổng bảo mật.
Ba là, cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cộng đồng về sự phát triển của công nghệ blockchain và các lĩnh vực ứng dụng liên quan đến công nghệ này. Trong nhận thức, cần tách bạch giữa vấn đề ứng dụng công nghệ blockchain và tiền mã hoá, tránh những sai lệch khi truyền thông đến người dùng cũng như ảnh hưởng không tốt tới việc ứng dụng nền tảng blockchain. Tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, nhằm giúp đỡ các tổ chức, cá nhân có cái nhìn toàn diện về xu thế phát triển của công nghệ blockchain hiện tại và tương lai, tiếp cận và triển khai ứng dụng công nghệ để tối ưu kinh doanh và vận hành tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời giúp các đơn vị cung cấp các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực này tiếp cận thị trường.
Bốn là, tiếp tục học hỏi khi công nghệ tiếp tục phát triển.
Blockchain vẫn là một công nghệ đang phát triển. Không ai trong các tổ chức, doanh nghiệp có hiểu biết chính xác về cách kết hợp công nghệ blockchain vào công ty của họ, vì vậy hãy theo dõi cách blockchain thay đổi, cách chúng hoạt động và những gì chúng cung cấp cho bạn cũng như cách bạn cần thay đổi để nó có thể mang lại lợi nhuận cho bạn trong kinh doanh và mang lại lợi ích cho khách hàng của bạn.
Năm là, xác định nhu cầu và lợi ích của khách hàng đối với blockchain
Khách hàng là phần quan trọng nhất trong doanh nghiệp của bạn và mọi công nghệ mới mà bạn triển khai phải là phương tiện để hoàn thành mong muốn của khách hàng. Do đó, bạn và công ty của bạn nên xác định nhu cầu của khách hàng và xác định cách kết hợp và tận dụng công nghệ blockchain có thể giúp đáp ứng nhu cầu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.
Hiện nay, Việt Nam bắt đầu xuất hiện những tổ chức đứng ra tạo “sân chơi” để gắn kết và cung cấp thông tin tới cộng đồng blockchain trong nước, cũng như hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc tạo ra hành lang pháp lý để cho lĩnh vực phát triển thuận lợi hơn. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng để blockchain sớm mở rộng tính ứng dụng và được đón nhận nhờ những mặt tích cực mà công nghệ này mang lại.