Blockchain – Các trường hợp sử dụng và ứng dụng tiềm năng trong ngành bán lẻ

Những thách thức đối với toàn bộ chuỗi cung ứng có thể kể đến như có quá nhiều đối tác kinh doanh, mối quan hệ với nhà cung cấp kém, thiếu minh bạch, thanh toán chậm giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, chi phí phát sinh và sự chậm trễ trong các thỏa thuận hợp đồng,đáp ứng nhu cầu khách hàng, truy tìm sản phẩm và bộ phận, v.v.

Để giải quyết một lúc nhiều vấn đề này cần một công cụ đột phá, đó là công nghệ blockchain

Nhờ những gã khổng lồ trực tuyến như Amazon thay đổi cách thức mua hàng của người tiêu dùng, cùng với những sự thay đổi về trải nghiệm khách hàng và giao hàng. Có thể dự đoán về sự suy yếu của hình thức bán lẻ truyền thống. Sự tiến bộ nhanh chóng của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và tự động hóa kho hàng đã thúc đẩy ngành bán lẻ trực tuyến. Điều này chứng minh rằng công nghệ blockchain đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của ngành bán lẻ.

Blockchain có ý nghĩa rất lớn trong việc theo dõi trình trạng, xuất xứ và độ uy tín của các sản phẩm. Nếu một sản phẩm được phát hiện có lỗi kém chất lượng, lịch sử Blockchain sẽ khoanh vùng hành trình theo dõi sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng để xác định đơn vị cung cấp và các lô có nguy cơ mắc lỗi tương ứng. Từ đó, nhà bán lẻ thu hồi sản phẩm và khắc phục các vấn đề cung ứng kịp thời, triệt để hơn.

Những cái tên lớn trong ngành

Walmart đã dẫn đầu trong việc tiếp cận và xử lý vấn đề này. Vào năm 2018, sau một chương trình thử nghiệm kéo dài hai năm, Walmart đã thông báo triển khai công nghệ blockchain, nhằm theo dõi sản phẩm, cụ thể là sản phẩm rau chân vịt và rau diếp cải. Sau thông báo, Walmart đã yêu cầu hơn 100 trang trại đối tác nhập thông tin chi tiết về thực phẩm của họ vào cơ sở dữ liệu blockchain.

Trước khi được nhập thông tin đến điểm cuối cùng là Walmart, tại mỗi điểm dừng ở chuỗi cung ứng, những người xử lý sản phẩm cho Walmart sẽ thực hiện một mục nhập trên blockchain, ký tên xác nhận và chuyển nó cho người xử lý tiếp theo trong chuỗi sản xuất.

Thông qua công nghệ Blockchain, “ông lớn” trong mảng bán lẻ này có thể theo dõi thực phẩm từ cánh đồng trồng rau, qua các cơ sở rửa và cắt, đến kho và cuối cùng đến cửa hàng. Công nghệ thậm chí còn cho phép nhà sản xuất xác định khu vực nào của cánh đồng có thể thu hoạch được rau. Đánh giá tính hiệu quả, nhóm nghiên cứu tại Walmart tuyên bố rằng bằng cách sử dụng hệ thống mới này, thời gian cần thiết để truy xuất xứ nguồn gốc của công ty đã giảm từ 7 ngày xuống chỉ còn 2,2 giây.

Việc sử dụng blockchain đáp ứng hai mục tiêu lớn được đề đặt ra bởi Walmart: Thứ nhất là tập trung vào thực phẩm tươi sống, và thứ hai là tiết kiệm chi phí. Trong tương lai, khi người tiêu dùng vô tình mắc bệnh do thực phẩm gây ra, nhà bán lẻ có thể nhanh chóng xác định và loại bỏ thực phẩm thực sự có nguy cơ, thay vì loại bỏ toàn bộ sản phẩm trên kệ.

Thấy được những lợi ích tiềm năng đem lại, Walmart không phải là nhà bán lẻ duy nhất đang triển khai công nghệ blockchain nhằm theo dõi và truy tìm sản phẩm của họ cũng như các sản phẩm liên quan đến thực phẩm khác. Hệ thống mà Walmart sử dụng – IBM Food Trust – đã được phát triển cho các công ty tiêu dùng, bao gồm Dole, Wegmans và Unilever để theo dõi các sản phẩm di chuyển qua chuỗi cung ứng.

Thương hiệu đồ lót nữ Victoria’s Secret đã đăng ký bản quyền thương hiệu cho tên của mình vào ngày 8/2 vì nhãn hiệu này sẽ liên quan đến các “hàng hóa ảo có thể tải xuống” hay “việc sáng tạo và giao dịch các bộ sưu tập kỹ thuật số bằng cách sử dụng các giao thức đồng thuận dựa trên chuỗi khối và hợp đồng thông minh” – về cơ bản gọi chung là NFT.

Hãng cũng đang phát triển các sự kiện và cửa hàng trên metaverse, theo như đã đề cập trong đơn đăng ký bản quyền của công ty về “các buổi trình diễn thời trang ảo” và “dịch vụ cửa hàng bán lẻ với các hàng hóa ảo”.

Và chưa dừng lạ

Bên cạnh đó, thương hiệu quần áo và phong cách sống Ralph Lauren đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào tháng 12 để sử dụng tên của mình cho các cửa hàng ảo cũng như quần áo và các hàng hóa kỹ thuật số khác. Kể từ đó, nó đã mở ra một “trải nghiệm Roblox” chính thức với các mặt hàng thời trang ảo.

Tương tự như Ralph Lauren, DKNY (vào tháng 11/2020) và Abercrombie & Fitch (vào tháng 11/2021) cũng đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho các mặt hàng ảo của mình.

Cho dù gia tăng sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng hay loại bỏ quản trị viên sử dụng nhiều lao động, các ứng dụng của blockchain trong ngành bán lẻ là rất lớn. Nó cho phép sự đồng thuận nhanh hơn, đáng tin cậy hơn và nhất quán hơn giữa các bên. Blockchain cuối cùng cũng giúp cho việc lưu giữ các bản ghi chính xác và theo dõi hàng tồn kho trong một ngành công nghiệp mà các bước này rất quan trọng. Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ sự tin cậy, minh bạch và hiệu quả giao dịch mà blockchain mang lại cho ngành bán lẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.