7 xu hướng blockchain doanh nghiệp nên biết?

Mã hóa theo hướng blockchain, quản lý danh tính và tài chính phi tập trung đang sẵn sàng để chuyển đổi hoạt động kinh doanh – đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu. Trong lịch sử phát triển của blockchain, nó gắn bó chặt chẽ với tiền điện tử, nhưng ngày nay công nghệ này đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Blockchain mang lại sự minh bạch cho chuỗi cung ứng, giảm rủi ro trong các giao dịch tài chính và xác định quyền sở hữu thông qua NFT. Do vậy blockchain ngày càng được ứng dụng nhiều hơn thay vì chỉ ứng dụng trong mỗi Bitcoin như trước đây.

Trong tương lai gần, blockchain có tiềm năng biến đổi hoàn toàn sự di chuyển của thông tin thông qua chuỗi cung ứng hoặc thay đổi cách thức hoạt động của ngân hàng. Tóm lại, blockchain đang định hình trở thành mô hình liên kết cho một xu hướng tiếp cận mới đối với ERP, giúp các mạng lưới hệ thống ERP có thể hoạt động cùng nhau.

Và khi thế giới phải chống chọi với đại dịch COVID-19, blockchain là động lực mới khi các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những thách thức mới.Công cụ này có khả năng phân quyền dữ liệu cũng như ứng dụng, thiết lập mạng lưới hỗ trợ blockchain giúp mang lại sự minh bạch và xác minh cho tất cả các loại dữ liệu.

Avivah Litan, phó chủ tịch kiêm nhà phân tích nổi tiếng tại Gartner cho biết: “Blockchain có một tương lai lớn trong doanh nghiệp.”

Với tuyên bố đơn giản nhưng đáng chú ý đó, chúng ta hãy xem xét 7 xu hướng blockchain mà những người nắm vai trò ra quyết định kinh doanh sẽ muốn chú ý khi họ tiến gần hơn đến việc áp dụng blockchain.

  1. Sự chính xác và minh bạch dữ liệu trong chuỗi cung ứng
Supply Chain Management. Chart with keywords and icons

Chuỗi cung ứng hiện đại rất phức tạp và mang tính đa tổ chức. Thông tin thường tồn tại trong các máy chủ tập trung, gần như không thể hiển thị đối với bất kỳ chủ thể nào ngoài chủ thể mà công ty đang sở hữu, điều này khiến cho việc nhận thức sự đứt gãy chuỗi cung ứng tiềm ẩn là rất khó khăn.

James Wester, giám đốc nghiên cứu về các chiến lược blockchain trên toàn thế giới tại IDC cho biết: “Những gì bạn nhận được trong một chuỗi cung ứng thông thường là một cái nhìn rất hạn chế,”

Mạng blockchain trong chuỗi cung ứng không chỉ làm cho khả năng hiển thị của nhà cung cấp gốc trở nên khả thi mà còn mang lại sự an tâm khi biết dữ liệu của nhà cung cấp gốc là chính xác.

Avivah Litan, phó chủ tịch kiêm nhà phân tích nổi tiếng tại Gartner cho rằng: “Với blockchain, mọi người đều có cùng một bản sao của cùng một dữ liệu, đã được xác minh.”

Các ví dụ điển hình về mạng blockchain đã xuất hiện trong chuỗi cung ứng của nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong những năm gần đây. IBM Food Trust cung cấp giải pháp blockchain trong ngành công nghiệp thực phẩm cho Walmart. Trong vài năm qua, Walmart đã yêu cầu các nhà cung cấp rau xanh tham gia vào Food Trust và dự kiến sẽ kêu gọi thêm nhiều nhà cung cấp hơn tham gia vào danh sách. Đối với các dữ liệu cuối của các mạng blockchain này, người tiêu dùng có thể quét mã QR để tìm hiểu chính xác các sản phẩm họ đang mua. Họ sẽ biết thêm về những gì họ đang đưa vào cơ thể, cách các sản phẩm được lưu trữ và vận chuyển, hoặc liệu chúng có được sản xuất với các phương pháp và vật liệu bền vững hay không.

  1. Mã hóa

Hiểu một cách đơn giản nhất, mã hóa là đại diện kỹ thuật số cho một sản phẩm gì đó có giá trị. Đó có thể là tiền điện tử-đứa con đẻ của mã thông báo kỹ thuật số, nhưng nó cũng có thể là hàng hóa độc đáo khác, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật hoặc một đoạn video giá trị. Những gì gọi là mã thông báo không thể thay thế này đã trở thành một trong những mảng phát triển nóng nhất trong blockchain, và NFT đang gây bão trên toàn thế giới.

James Wester, giám đốc nghiên cứu về các chiến lược blockchain trên toàn thế giới tại IDC nói: “Đó là một cách hiệu quả hơn nhiều để làm cho mọi thứ trở nên thanh khoản hơn.”

NFT đã trở nên phổ biến như thế nào?

Golden State Warriors của NBA vừa chính thức nhảy vào cuộc chiến này để trở thành đội thể thao chuyên nghiệp đầu tiên giới thiệu bộ sưu tập NFT cho người hâm mộ.

NFT rõ ràng là một cơ hội rất lớn để xây dựng một hình thức thương mại kỹ thuật số mới và rất có tiềm năng cho các doanh nghiệp trong việc lưu trữ và xác minh các loại tài sản kỹ thuật số khác nhau.

  1. Thay đổi trong các dịch vụ tài chính

Ngành dịch vụ tài chính là một trong những ngành sớm nhất ứng dụng blockchain. Dựa vào các phương pháp quản lý tài sản truyền thống đã được kiểm chứng, các công ty dịch vụ tài chính không chỉ nhìn thấy cơ hội mở rộng các tài sản mà họ quản lí tại các lĩnh vực như tiền điện tử, NFT và các trường hợp sử dụng blockchain khác trong tài chính, mà họ còn thấy chuỗi cung ứng của chính mình. Ronak Doshi, phó chủ tịch của Everest Group, cho biết nó ngày càng được nâng cấp hiện đại và bảo mật hơn.

Các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã phát hiện ra rằng blockchain giúp họ thiết lập các mạng lưới giúp gia tăng giá trị cho khách hàng, đặc biệt là các nhà đầu tư. Doshi lưu ý rằng JP Morgan Chase đã xây dựng nền tảng blockchain trên phạm vi rộng của riêng mình và Bank of America, UBS và Morgan Stanley đều đã thành lập các nhóm blockchain.

Trong một báo cáo gần đây, CB Insights cho biết sổ cái phi tập trung hỗ trợ blockchain cho các khoản thanh toán nhanh hơn và chi phí thấp hơn. Hơn nữa, công nghệ sổ cái phân tán có khả năng giảm chi phí và chuyển các giao dịch theo thời gian thực giữa các tổ chức tài chính với nhau.

Trong khi đó, một báo cáo từ Deloitte cho rằng cơ sở hạ tầng dựa trên blockchain có thể giúp định hình lại tài chính thương mại toàn cầu bằng cách thúc đẩy hiệu quả, giảm chi phí và mở ra các cơ hội doanh thu mới.

  1. Xu hướng chủ đạo của tiền điện tử

Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc liệu các loại tiền kỹ thuật số đã trở thành một lựa chọn thanh toán chính thống hay chưa, không cần tìm đâu xa hơn, chúng ta có thể tìm hiểu đợt IPO gần đây của nền tảng trao đổi tiền ảo Coinbase.

Khi blockchain và hợp đồng thông minh được sử dụng để giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ vai trò của các đơn vị trung gian như ngân hàng trong các giao dịch tài chính, tài sản kỹ thuật số, bao gồm cả tiền điện tử, trở thành phương tiện trao đổi trong các giao dịch ngang hàng được gọi là DeFi, hoặc tài chính phi tập trung.

Tiền điện tử hiện đang có nhiều loại hơn. Có những loại nổi tiếng nhất, chẳng hạn như Bitcoin và Ethereum, đã thúc đẩy xu hướng này; Còn có các stablecoin tìm cách mang lại sự ổn định hơn cho tiền điện tử bằng cách neo giá với một tài sản thực ở bên ngoài như đồng đô la; và có nhiều loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương của các chính phủ khác nhau: Hãy tưởng tượng Cục Dự trữ Liên bang phát hành một đồng đô la kỹ thuật số, giống như cách Trung Quốc đang chuẩn bị làm với tiền tệ của mình bằng cách sử dụng blockchain.

Đây là một xu hướng tất yếu sẽ buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sử dụng tiền điện tử trong thời gian tới Những người ủng hộ cho rằng kinh tế blockchain sẽ phát triển trong tương lai, trong đó tiền điện tử đã thay thế các hệ thống tiền tệ ngày nay.

Avivah Litan, phó chủ tịch kiêm nhà phân tích nổi tiếng tại Gartner cho biết: “Bạn nên tìm ra cách quản lý chúng tốt hơn, bởi vì chúng đang diễn ra cho dù bạn có muốn hay không”.

  1. Quản lý và xác minh danh tính

James Wester, giám đốc nghiên cứu về các chiến lược blockchain trên toàn thế giới tại IDC cho biết: Blockchain có tiềm năng mang lại nhiều quyền riêng tư hơn.Khi chúng ta không quan tâm đến dữ liệu về bản thân mỗi ngày, một số công ty mặc nhiên khai thác dữ liệu cá nhân của chúng ta, thì blockchain có thể giúp mã hóa danh tính của một cá nhân.

Hãy nghĩ theo cách này: Khi ai đó xuất trình bằng lái xe để mua hàng, người bán sẽ vô tình truy cập vào dữ liệu như địa chỉ và số bằng lái của người đó trong khi tất cả những gì cần biết là ngày sinh. Các danh tính được mã hóa hỗ trợ chuỗi khối sẽ cho phép người mua hàng chỉ công khai những dữ liệu thích hợp.

Cách tiếp cận này đang được xem xét để cấp chứng chỉ vắc xin COVID-19, trong đó Hàn Quốc đã đi đầu và áp dụng thử nghiệm.

Đối với các doanh nghiệp, blockchain cung cấp giải pháp để thiết lập “danh tính phi tập trung” một cách an toàn, cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn đối với các thông tin về thời gian, địa điểm và người mà họ chia sẻ thông tin đăng nhập của mình.

  1. Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI)

Đây thực sự là một điều không cần phải bàn cãi. Bằng cách giải phóng AI và các thuật toán học máy vào dòng dữ liệu đi qua cả blockchain riêng tư và công khai, các công ty sẽ có thể tìm thấy các mẫu dữ liệu mà trước đây họ chưa bao giờ xác định được bằng nhiều cách khác nhau.

Mỗi công nghệ có thể làm giảm bớt một số thiếu sót của các công nghệ khác. Ví dụ, blockchain có thể giúp các cá nhân và tổ chức nhỏ chia sẻ dữ liệu của họ dễ dàng và an toàn hơn, đồng thời giúp “dân chủ hóa”. AI, làm cho nó trở nên phổ biến rộng rãi hơn và ít bị hạn chế hơn đối với các tập đoàn lớn. Ngược lại, AI có thể làm cho quá trình đồng thuận của blockchain hiệu quả hơn.

Đã có rất nhiều ví dụ về sự kết hợp giữa AI và blockchain có thể giúp giải quyết mọi việc, từ dự đoán bão đến chống lại cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opioid. Ví dụ, Bext360 là một công ty số hóa chuỗi cung ứng đang sử dụng AI và blockchain để phân tích cây trồng và dự đoán mô hình trồng trọt, thúc đẩy hiệu quả trong các ngành công nghiệp từ cà phê và hải sản đến gỗ và khoáng sản.

Khả năng áp dụng AI vào dữ liệu blockchain thực sự là vô tận.

  1. Hệ thống ERP

Đây không phải là một xu hướng hiện tại, nó giống như là một xu hướng đang đến từ tương lai, nhưng nó đang được đưa vào đây vì tiềm năng thay đổi lớn về cách thức hoạt động của các doanh nghiệp.

Hãy xem xét lý do ERP sẽ trở thành một công cụ tiêu chuẩn trong hầu hết các doanh nghiệp: Nó cho phép một tổ chức phức tạp và phân tán giao tiếp nội bộ giữa các bộ phận khác nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rằng một bộ phận biết những gì mà các bộ phận khác đang làm. Khi internet đã mở rộng như một nền tảng kinh doanh, các hệ thống ERP này đã trở thành một phần của các mạng lưới đa tổ chức lớn hơn bao gồm các công ty khác đang chạy hệ thống ERP của riêng họ.

Blockchain sẽ cho phép các ERP khác nhau được liên kết với nhau. Về mặt cơ bản sẽ là hệ thống siêu ERP mà Everest Group gọi là các nhà hoạch định tài nguyên mạng (NRP).

Doshi – phó chủ tịch Everest Group đưa ra một ví dụ, mô tả cách một mạng lưới blockchain của ngành bảo hiểm có thể ngăn chặn các yêu cầu bồi thường kép bằng cách cho phép tất cả các công ty bảo hiểm truy cập vào dữ liệu được chia sẻ, đã được xác minh, giúp họ tránh vô tình xử lý các khiếu nại giống nhau đồng thời.

Tóm lại, blockchain đang được ứng dụng để quản lý các hoạt động của chuỗi cung ứng, xác nhận danh tính hay mở rộng khả năng của các hệ thống ERP, mục tiêu bao quát của các ứng dụng blockchain nói chung là như nhau: tạo ra sự minh bạch hơn bằng cách giải phóng dữ liệu khỏi các máy chủ tập trung và cho phép nhiều bên tiếp cận hơn và đảm bảo an toàn hơn.

Blockchain cho thấy tiềm năng trở thành nền tảng doanh nghiệp để kết thúc tất cả các nền tảng doanh nghiệp khác.

Doshi phó chủ tịch Everest Group nó: “Chúng tôi đang cố gắng tạo ra một ngôn ngữ giao tiếp duy nhất giữa nhiều bên để đạt được một mục tiêu chung”.

————————————————-

Brain Hub – Think Out Of The Block

📩 Email: enquiry@brainhub.com.vn

🎗️Fanpage: https://lnkd.in/gSnH8AEX

📎Linkedin: https://www.linkedin.com/company/brain-hub-viet-nam/

#BrainhubVietnam #Blockchain #blockchainforbusiness #blockchaineducation #NFT #metaverse #Tech #DigitalTransformation #SharkTank #SharkTankForum

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.