5 trường hợp cho thấy giá trị của blockchain trong lĩnh vực tài chính

Lĩnh vực tài chính ngân hàng đòi hỏi sự bảo mật cao, giao dịch nhanh chóng, dễ dàng quản lý,… Đối với cách kiểm tra và quản lý thông tin hiện nay của ngành này thì vẫn tồn đọng nhiều khuyết điểm. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng lộ thông tin cá nhân hay đơn giản chỉ là phức tạp hóa các thủ tục.

 

Blockchain được biết đến rộng rãi nhất như là nền tảng cho các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum…nhưng ứng dụng blockchain vào tài chính chắc chắn vượt xa mọi kỳ vọng, thay đổi hoàn toàn định chế giao dịch tài chính cũ.

Lợi ích từ việc ứng dụng blockchain trong ngân hàng

Các tổ chức ngân hàng được tạo ra giúp kết nối và cho phép các cá nhân, tổ chức khác giao dịch thương mại với nhau. Và ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là công cụ để thực hiện chúng trên phạm vi toàn thế giới cực kỳ nhanh chóng và an toàn. Điều đó có ý nghĩa rằng, các tổ chức tài chính sẽ là một trong những lĩnh vực dẫn đầu trong công cuộc ứng dụng công nghệ mới mẻ này.

Công nghệ blockchain đang nắm giữ tiềm năng thương mại toàn cầu và đang dần được khai thác có hiệu quả. Nó tạo ra những giao dịch hiệu quả hơn bằng loại bỏ các quy trình thủ công trên giấy, thay vào đó là các quy trình tự động và được sắp xếp hợp lý.

Top 5 trường hợp ứng dụng nổi bật của blockchain trong tài chính, ngân hàng

Xác minh danh tính kỹ thuật số

Các ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến mà không xác minh danh tính của khách hàng. Tuy nhiên, quy trình xác minh bao gồm nhiều bước và mất nhiều thời gian khiến khách hàng khó chịu.

Với blockchain, người dùng và ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ các quy trình xác minh nhanh hơn. Các công nghệ như xác minh sinh trắc học, xác minh khuôn mặt,… đảm bảo cho các thông tin của khách hàng sẽ được xử lý nhanh chóng và các hành vi gian lận cũng sẽ được hạn chế với công nghệ hiện đại này.

Giao dịch liên ngân hàng

Trước đây, khi chưa có công nghệ blockchain, việc thực hiện các giao dịch giữa các ngân hàng trung bình mất vài ngày để giải quyết.

Ví dụ: Nếu bạn muốn gửi tiền từ tài khoản tại ngân hàng Đức đến một ngân hàng ở Hoa Kỳ, việc chuyển tiền đó sẽ được thực hiện thông qua Hiệp hội truyền thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (gọi tắt là SWIFT). Mỗi ngày, các thành viên SWIFT gửi 24 triệu tin nhắn đến khoảng 10.000 tổ chức khác nhau.

Giao thức SWIFT tập trung chỉ xử lý các lệnh thanh toán. Tiền thực tế được xử lý thông qua một hệ thống trung gian. Qua mỗi giai đoạn lại mất thêm một khoản chi phí bổ sung và thường mất khá nhiều thời gian.

Khi ứng dụng công nghệ blockchain vào ngân hàng, bạn có thể cho phép các giao dịch ngân hàng được giải quyết trực tiếp và theo dõi chúng tốt hơn so với giao thức hiện có như SWIFT. Bởi vì một sổ cái phi tập trung của các giao dịch như blockchain có thể cho phép các ngân hàng theo dõi tất cả các giao dịch một cách công khai và minh bạch. Các ngân hàng sẽ không cần phải dựa vào mạng lưới các dịch vụ lưu ký và các cơ quan quản lý như SWIFT mà họ chỉ đơn giản có thể giải quyết các giao dịch trực tiếp trên một blockchain công khai.

Mua bán tài sản

Bằng cách loại bỏ bên trung gian và chuyển giao quyền tài sản, blockchain làm giảm chi phí mua bán tài sản và giảm sự bất ổn của thị trường chứng khoán truyền thống. 

Thị trường tài chính thực hiện việc mua bán tài sản như cổ phiếu, hàng hóa,… thông qua một mạng lưới phức tạp gồm các sàn giao dịch, môi giới, trung tâm thanh toán, lưu ký an ninh trung tâm và ngân hàng giám sát. Và tất cả các bên khác nhau đều xây dựng hệ thống lưu trữ bằng giấy, việc này dẫn đến mất nhiều thời gian hơn để xử lý giao dịch và nâng cao rủi ro về bảo mật thông tin.

Blockchain sẽ là ngòi nổ cách mạng hóa thị trường tài chính bằng cách tạo ra một cơ sở dữ liệu phi tập trung về tài sản kỹ thuật số. Nó gồm một sổ cái phân tán cho phép chuyển các quyền của một tài sản thông qua các thông báo mã hóa và nó có thể đại diện cho các tài sản đó ở bên ngoài. Nhiều công ty blockchain hiện đang nghiên cứu các giải pháp để mã hóa các tài sản trong thế giới thực như vàng hoặc bất động sản. Việc cắt giảm bên trung gian sẽ giúp giảm chi phí trao đổi và đẩy nhanh quá trình thực hiện hơn.

Tín dụng và cho vay

Các tổ chức ngân hàng truyền thống bảo lãnh các khoản vay bằng cách sử dụng một hệ thống báo cáo tín dụng. Các ngân hàng thường xử lý các đơn xin vay này bằng cách đánh giá rủi ro thông qua các yếu tố như điểm tín dụng, tình trạng sở hữu tài sản hoặc tỷ lệ nợ trên thu nhập. Để có được tất cả thông tin đó, ngân hàng sẽ cần yêu cầu báo cáo tín dụng của khách hàng được cấp bởi các cơ quan tín dụng chuyên ngành.

Các hệ thống tập trung như vậy sẽ có thể không tốt cho người dùng vì chúng thường chứa những thông tin sai lệch. Hơn nữa, việc tập trung thông tin cá nhân như vậy trong một số ít các tổ chức khiến nó rất dễ bị tấn công. Tiêu biểu như năm 2021, Equachus (cơ quan quản lý hồ sơ tín dụng ở Mỹ), đã bị hack và rò rỉ thông tin tín dụng của hơn 145 triệu công dân Mỹ. Bằng việc ứng dụng công nghệ blockchain cho tổ chức tài chính – ngân hàng, quy trình cho vay sẽ nhanh và an toàn hơn, điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp cũng như khách hàng yên tâm hơn trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ.

Tài chính thương mại

Một ứng dụng nổi bật tiếp theo của blockchain là được thiết lập để cách mạng hóa lĩnh vực tài chính thương mại. Lĩnh vực này đề cập đến những hoạt động tài chính liên quan đến thương mại quốc tế. Ngày nay, các hoạt động tài chính vẫn đang dựa vào các thủ tục thủ công như bàn giấy, hóa đơn, thư tín dụng,… Nhiều hệ thống quản lý cho phép làm những công việc này qua hệ thống internet, nhưng quá trình này mất khá nhiều thời gian.

Tài chính thương mại dựa trên công nghệ blockchain sẽ hợp lý hóa quy trình giao dịch bằng cách loại bỏ các quy trình thủ công trên giấy gây mất thời gian trong khi vẫn có thể tối ưu được.

Ta có thể xem xét ví dụ dưới đây:

Trong các hệ thống tài chính thương mại truyền thống, tất cả những người tham gia cần duy trì cơ sở dữ liệu của riêng họ cho các tài liệu liên quan đến giao dịch. Và tất cả các cơ sở dữ liệu này cần phải được liên tục đối chiếu với nhau. Vì vậy, chỉ cần xảy ra một lỗi trong một tài liệu, thì sẽ được sao chép thành các bản sao của tài liệu này trong các cơ sở dữ liệu khác nhau của mỗi người.

Công nghệ blockchain sẽ giúp ích như thế nào? Với blockchain, không cần phải giữ một vài bản sao của cùng một tài liệu. Bởi vì thông tin đã được tích hợp vào một tài liệu kỹ thuật số, được cập nhật theo thời gian thực và có thể được truy cập bởi tất cả các thành viên. Nên những người tham gia có thể chỉnh sửa trên đó mà không cần bất kỳ bản sao nào.

Tương lai của blockchain trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng

Thật tuyệt vời nếu trong tương lai chúng ta loại bỏ được tình trạng xếp hàng dài trong ngân hàng để hoàn thiện các giấy tờ hay việc vay vốn, mua bán tài sản sẽ chỉ cần thực hiện qua một nền tảng duy nhất. 

Khi được triển khai rộng rãi, blockchain dự kiến sẽ cho phép các ngân hàng xử lý thanh toán nhanh hơn và chính xác hơn, đồng thời giảm chi phí giao dịch cho khách hàng. Các ngân hàng ứng dụng công nghệ blockchain sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của mình và có thể dễ dàng cạnh tranh với các công ty fintech hiện nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published.