Nhờ vào những tính năng ưu việt, blockchain dần trở nên phổ biến, được ứng dụng ngày càng nhiều bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với đa ngành nghề khác nhau như Chuỗi cung ứng, Chăm sóc sức khỏe, Chính phủ, Bảo hiểm, Ngân hàng, Bất động sản, v.v.
Mặc dù ban đầu blockchain được xem là “công cụ” đắc lực chỉ phù hợp với riêng ngành Ngân hàng, nhưng công nghệ này đã có bước đột phá chuyển mình sang các ngành khác. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều giải pháp blockchain đang trong giai đoạn thử nghiệm hoặc đã được áp dụng trong các lĩnh vực khác. Blockchain chậm rãi đi vào đời sống với con số minh chứng thống kê top 50 doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đã sử dụng thành công vào đa lĩnh vực ngành nghề. Đâu sẽ là công ty lọt vào top danh sách dẫn đầu hiện nay?
1. Ngân hàng và Tài chính
BBVA là một trong những công ty sử dụng công nghệ blockchain cho lĩnh vực ngân hàng. Red Electrica Corporation và BBVA gần đây đã hoàn tất một khoản vay vốn sử dụng công nghệ tuyệt vời này. Và kết quả là MUFG, BNP Paribas và BBVA đã hợp tác thỏa thuận trị giá 150 triệu euro. Hơn thế nữa, khoản vay đã được duyệt nhanh chóng từ nền tảng blockchain của BBVA.
Sau thử nghiệm này, Lãnh đạo Công ty tỏ ra rất lạc quan tin tưởng hơn về việc sử dụng công nghệ blockchain cho các dự án trong tương lai.
Banca Intesa Sanpaolo – một tập đoàn ngân hàng của Ý đang sử dụng công nghệ blockchain để xác thực dữ liệu giao dịch. Ngoài ra, công ty kiểm toán Deloitte và công ty khởi nghiệp Eternity Wall gần đây cũng đang bắt đầu thử nghiệm giải pháp tương tự
Ngân hàng lớn thứ hai của Vương quốc Anh là Barclays là một trong những công ty sở hữu giải pháp công nghệ blockchain. Trên thực tế, họ đang sử dụng công nghệ blockchain để hợp thức hóa việc chuyển tiền và quy trình KYC (Định danh khách hàng).
Ngân hàng HSBC bắt đầu sử dụng nền tảng dựa trên blockchain vào cuối tháng 3 năm 2020. Bằng việc ứng dụng thực tiễn blockchain, họ chuyển từ hồ sơ dựa trên giấy tờ truyền thống sang nền tảng Vault hoàn toàn kỹ thuật số và phi tập trung. Do đó, các nhà đầu tư của họ giờ đây có thể theo dõi tiền của mình trong thời gian thực. Hơn thế nữa, nó cũng đảm bảo quyền riêng tư không bị xâm phạm.
Visa là một trong những công ty triển khai công nghệ blockchain đã đi được một chặng đường dài trong lĩnh vực này. Từ năm 2016, họ đã giới thiệu một nền tảng blockchain nhằm xử lý các dịch vụ thanh toán giữa doanh nghiệp với đối tác trên toàn cầu. Visa hiện đã đăng kí 159 bằng sáng chế liên quan đến blockchain trong chiến lược đảm bảo lưu thông an toàn (ngăn chặn mọi hành vi lừa đảo) qua hệ thống của họ.
2. Chuỗi cung ứng
De Beers là một trong những công ty trang sức ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng. Để giúp vận hành hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của mình, họ đã đưa ra một nền tảng blockchain có tên là Tracer. Hơn nữa, trên nền tảng này, người dùng có thể theo dõi bất kỳ kích thước nào của kim cương từ địa điểm khai thác đến các chuỗi cửa hàng bán lẻ.
Đó là một cách tuyệt vời để chứng minh rằng những viên kim cương đến từ DeBeers là có thật 100%.
Unilever cũng nằm trong danh sách các công ty sử dụng blockchain trong chuỗi cung ứng. Unilever hiện đang sử dụng công nghệ để quản lý ngành công nghiệp về trà của mình. Với sự trợ giúp của blockchain, họ theo dõi tất cả các giao dịch của nguyên liệu và thành phẩm trong chuỗi cung ứng.
Hơn nữa, Unilever cũng có thể theo dõi các nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng trong từng khâu sản xuất ra thành phẩm.
Walmart là một doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng blockchain trong hoạt động kinh doanh. Công ty sử dụng công nghệ chuỗi cung ứng của IBM – nền tảng Hyperledger Fabric để hỗ trợ quá trình chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có kế hoạch theo dõi thực phẩm ngay từ lúc các nông dân bắt đầu sản xuất và cung cấp cho khách hàng để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ trước khi khách hàng mua một mặt hàng nào đó tại siêu thị.
Anheuser Busch InBev là một trong những công ty sản xuất bia lớn nhất sử dụng blockchain trong chuỗi cung ứng. Cùng với BanQu, họ muốn tăng tính minh bạch tổng thể cho hệ thống của mình.
Ford là một công ty nổi tiếng khác đang ứng dụng những công nghệ độc đáo của blockchain. Trên thực tế, IBM đang lên kế hoạch theo dõi các nguyên liệu thô như coban từ các nhà cung cấp. Họ muốn đảm bảo rằng họ đang nhận được một sản phẩm chính xác và chất lượng . Ngay sau khi cô-ban được khai thác, chúng sẽ có trên sổ cái và Ford có thể theo dõi xem nó sẽ đi đến đâu trong quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng.
3. Y tế
Change Healthcare là một trong những công ty lớn sử dụng công nghệ blockchain. Hiện tại. công ty đang làm việc trên mạng lưới Intelligent Healthcare Network ™ sử dụng nền tảng mã nguồn mở Hyperledger Fabric. Với nền tảng này, họ sẽ đạt được sự tối ưu trong việc quản lý các yêu cầu của bệnh nhân và trạng thái các yêu cầu trong thời gian thực. Do đó, hệ thống có thể dễ dàng kiểm tra, phát triển và thúc đẩy niềm tin giữa những người sử dụng.
FDA cũng đang nghiên cứu các giải pháp chăm sóc sức khỏe bằng công nghệ blockchain. Họ hiện đang sử dụng nền tảng mã nguồn mở Hyperledger để bảo mật dữ liệu chăm sóc sức khỏe. Từ trước tới nay, bệnh nhân có rất ít quyền kiểm soát khi nói đến thông tin bí mật của họ. Nhưng với nền tảng này, họ có thể bảo vệ các thử nghiệm lâm sàng, dữ liệu bộ gen và thậm chí cả Hồ sơ y tế điện tử (EMR) của mình.
DHL là một trong những công ty lớn sử dụng công nghệ blockchain. Cùng với công ty tư vấn công nghệ thông tin Accenture, họ đang nghiên cứu để có thể đưa công nghệ blockchain vào theo dõi dược phẩm từ điểm xuất xứ đến tay người tiêu dùng. Do đó, các công ty trong chuỗi cung ứng có thể biết được những loại thuốc giả nào mà họ phải đối mặt hàng ngày.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ứng dụng các công nghệ mới để góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể của công dân Mỹ. Đó là lý do đằng sau việc hợp tác với IBM để phát triển một hệ thống sổ cái được mã hóa giúp họ ghi lại tất cả hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) của công dân, trong khi vẫn đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật nào của dữ liệu cá nhân.
Pfizer là một trong những công ty có thế mạnh trong lĩnh vực Y tế sử dụng công nghệ blockchain. Biogen và Pfizer, điều hành Nhóm Dự án Blockchain về Cung ứng Thiết bị Y tế (CSBWG), vừa hoàn thành bằng chứng về khái niệm theo dõi hồ sơ và quản lý kho dược phẩm kỹ thuật số.
4. Bảo hiểm
Tập đoàn AIA cũng là một trong những công ty lớn sử dụng blockchain cho mục đích bảo hiểm. Trên thực tế, công ty đã khởi động một dự án giải pháp phát triển bảo hiểm bancassurance với các ngân hàng đối tác. Nền tảng bancassurance sẽ khai thác sức mạnh của blockchain và giúp chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực qua một kênh an toàn, bảo mật.
MetLife, một trong các công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đang thử nghiệm giải pháp hợp đồng thông minh LifeChain để xử lý yêu cầu bảo hiểm nhân thọ tại Singapore. Giải pháp của MetLife kích hoạt yêu cầu bồi thường dựa trên cáo phó in trên các phương tiện truyền thông. Chẳng hạn, khi gia đình người quá cố đăng cáo phó trên tờ The Straits Times, MetLife sẽ xin phép họ để dùng thông tin cho LifeChain. Nếu đồng ý, LifeChain mã hóa Thẻ căn cước công dân (NRIC) của người quá cố và nhập vào một cổng. Nhờ có hợp đồng thông minh, LifeChain tìm kiếm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dựa trên mã số NRIC. Nếu phát hiện có sự trùng khớp, LifeChain sẽ gửi email cho công ty bảo hiểm NTUC để bắt đầu quy trình xử lý.
Prudential Financial là một trong những công ty đại chúng sử dụng công nghệ blockchain cho bảo hiểm. Công ty có kế hoạch sử dụng công nghệ này để đảm bảo không có hoạt động gian lận nào trong bảo hiểm và tất cả khách hàng đều nhận được dịch vụ tốt hơn và có thể chứng minh tài liệu của họ mà không gặp bất kỳ rắc rối nào.
Hãng môi giới bảo hiểm quốc tế Marsh hiện đang có nỗ lực cung cấp giải pháp bảo hiểm trên nền tảng công nghệ Blockchain của IBM.
Marsh và IBM sẽ sử dụng nền tảng blockchain để triển khai quá trình duyệt bảo hiểm, mang lại sự nhanh chóng và độ minh bạch cho những khách hàng đang tìm kiếm đối tác.
Aegon cũng nằm trong danh sách các công ty bảo hiểm sử dụng công nghệ blockchain. Trên thực tế, Aegon là một phần của sáng kiến B3i sử dụng nền tảng R3 Corda để sao lưu nền tảng dữ liệu của các công ty bảo hiểm.
5. Năng lượng
Shell là một trong những công ty sử dụng công nghệ blockchain cho lĩnh vực năng lượng. Cùng với Sinochem Energy Technology và Macquarie, Shell đang có kế hoạch sử dụng blockchain để kinh doanh dầu thô.
Hơn nữa, với sự trợ giúp của nền tảng blockchain hiện nay, thật dễ dàng để theo dõi các sản phẩm, góp phần thúc đẩy tính minh bạch và ngăn chặn gian lận.
Siemens, một tập đoàn công nghệ khổng lồ của Đức, cũng là một công ty đang đầu tư vào blockchain cho ngành năng lượng. Công ty đã giới thiệu một nền tảng giao dịch năng lượng dựa trên Blockchain. Dự án có tên ‘Pebbles’, viết tắt của giao dịch năng lượng ngang hàng dựa trên Blockchains đã trải nghiệm một bản demo ảo về nền tảng dựa trên blockchain của nó để giao dịch điện được tối ưu hóa. Công ty gần đây đã tuyên bố rằng họ muốn mang lại sự đổi mới cho lĩnh vực này.
Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng nhưng nguồn cung vẫn rất thấp. Do đó, khó có thể cung cấp điện liên tục cho người tiêu dùng. TenneT là một trong những công ty năng lượng sử dụng công nghệ blockchain. Công ty có kế hoạch sử dụng Hyperledger Fabric để theo dõi việc sử dụng điện, đồng thời nó cũng cung cấp một giải pháp sử dụng năng lượng dự trữ để dự phòng khi thiếu hụt năng lượng.
ADNOC hay còn gọi Abu Dhabi National Oil Company là một cái tên điển hình cho các công ty năng lượng sử dụng các công nghệ blockchain. Họ sử dụng công nghệ blockchain để tăng tính minh bạch trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nội bộ Công ty và tiến tới sẽ mở rộng sang quản lý chuỗi cung ứng.
Chile’s National Energy Commission sử dụng mạng lưới blockchain dựa trên Ethereum – một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain để ghi lại tất cả dữ liệu các ngành năng lượng của họ. Vì có rất nhiều sự khác biệt trong cơ sở dữ liệu của các đơn vị trong chuỗi cung ứng năng lượng, nên sẽ khôn ngoan hơn nếu có một bản ghi bất biến mà không ai có thể thay đổi.
6. Thương mại
Mizuho nằm trong danh sách các công ty lớn sử dụng công nghệ blockchain cho ngành Thương mại. Năm 2021, ngân hàng Mizuho đã hoàn thành giao dịch tài trợ thương mại đầu tiên với độ chính xác cao và họ không gặp bất kỳ vấn đề nào khi chia sẻ dữ liệu và tài liệu bí mật trên nền tảng blockchain với các đối tác khác.
ANZ cũng là một trong những ngân hàng lớn sử dụng công nghệ blockchain. Họ đưa công nghệ blockchain vào để xử lý các tài liệu khi giao dịch với đối tác và khách hàng.
Scotiabank đang sử dụng nền tảng blockchain của Alphapoint cho lĩnh vực thương mại. Nền tảng blockchain sẽ giúp số hóa tài sản của họ để giảm thiểu quản lý giấy tờ giao dịch và nhiều hơn thế nữa.
SEB cũng nằm trong nhóm các công ty thương mại sử dụng blockchain trong giao dịch tài chính. Họ sử dụng nền tảng Trade360 của CGI để xử lý tất cả các quy định và giao dịch của họ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People’s Bank of China) đang tìm kiếm các giải pháp blockchain vì lợi ích kinh doanh thương mại.Mục đích của việc ứng dụng giải pháp công nghệ blockchain là để số hóa những tài liệu giấy nhằm mục đích chống gian lận tài chính cũng như giảm chi phí in ấn.Ngoài ra, nền tảng mà họ phát triển sẽ có một hệ sinh thái nơi các công ty có thể tham gia vào giao dịch xuyên biên giới ở Hồng Kông, Ma Cao và Quảng Đông một cách dễ dàng, thuận tiện.Cho đến nay, hơn 1,1 tỷ USD nhân dân tệ điện tử đã được Ngân hàng nhân dân Trung Quốc phát hành.
7. IOT
Maersk cùng với Tập đoàn IBM đang phát triển giải pháp blockchain để tối ưu hóa việc quản lý chuỗi cung ứng của họ. Để làm được điều đó, họ sử dụng các hệ thống IoT dựa trên blockchain để có được sự minh bạch trong nền tảng. Khi sử dụng các thiết bị IoT, mọi quy trình sẽ trực tuyến và được kết nối với nền tảng.
Một ví dụ thú vị khác trong lĩnh vực blockchain IoT là Commonwealth Bank. Họ đang sử dụng sổ cái phân tán để cải thiện hai vấn đề lớn là thương mại toàn cầu và chia sẻ tài sản. IoT tích hợp vào hệ thống blockchain giúp họ theo dõi tất cả các quy trình giao dịch toàn cầu trong thời gian thực.
Van Dorp cũng đang sử dụng công nghệ blockchain cho lĩnh vực IoT. Họ hợp tác với công ty phát triển phần mềm Timeseries để bắt đầu một dự án nhà thông minh, nơi mọi thiết bị nhà thông minh sẽ được kết nối với nền tảng blockchain.
Một giải pháp tuyệt vời khác trong ngành IoT là dự án mà Smart Electric Power Alliance (SEPA) đang thực hiện là sử dụng các thiết bị IoT và blockchain để đảm bảo nguồn điện và cung cấp năng lượng sạch cho giáo dục, nghiên cứu và nhiều hoạt động khác. Về cơ bản, các thiết bị IoT dễ bị tấn công, nên họ sử dụng công nghệ blockchain để bảo mật nó.
Dự án dựa trên IoT này cũng dành cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Giải pháp của MediLedger bao gồm nhiều công ty dược phẩm cùng với các nhà bán lẻ. Trong số đó, McKesson, AmerisourceBergen và Pfizer là nổi bật nhất. Vì các thiết bị IoT sẽ dùng để theo dõi các sản phẩm, họ đang kết hợp IoT với blockchain để mang lại tính bảo mật cao.
8. Hàng không
Blockchain cũng đang được ứng dụng trong ngành công nghiệp du lịch. Singapore Airlines đã và đang sử dụng công nghệ này để đưa đến các ưu đãi dựa trên mức độ trung thành của khách hàng.
Etihad Airways, hãng hàng không của Các tiểu vương quốc A rập thống nhất, là đối tác của Winding Tree, một nền tảng du lịch cung cấp nhiều tính năng và sử dụng công nghệ sổ cái phân tán Etihad muốn sử dụng nền tảng này để khám phá khả năng tiếp cận khách hàng của họ và biến Abu Dhabi trở thành một điểm đến hấp dẫn.
Lufthansa Industry Solutions là một trong những công ty lớn trong ngành du lịch. Và để khai thác tiềm năng thực sự của blockchain, họ đã bắt đầu triển khai sáng kiến Blockchain cho ngành hàng không (Blockchain for Aviation-BC4A). Trong tương lai, họ đang có kế hoạch mở rộng những đối tượng tham gia như nhà sản xuất máy bay, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, nhà cung cấp vật tư phụ tùng thay thế, nhà phát triển phần mềm, v.v.
Delta Airlines gần đây tuyên bố rằng họ đang làm việc trên các chatbot được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain nhằm mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích. Bằng cách sử dụng chatbot này, công ty có thể tiết kiệm nhiều chi phí cho dịch vụ khách hàng và tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
British Airways đang làm việc với công ty khởi nghiệp VChain để đưa công nghệ blockchain vào trong các quy trình kiểm tra bảo mật của hãng. Trên thực tế, các quy trình kiểm tra bảo mật mất rất nhiều thời gian và nguồn lực. Đôi khi nó thậm chí có thể trì hoãn các chuyến bay, đây là một vấn đề lớn cho cả Hãng hàng không và khách hàng.
9. Bất động sản
Brookfield Asset Management, một trong những công ty quản lý tài lớn lớn nhất trên thế giới, đã tăng cường sử dụng công nghệ blockchain để giảm chi phí giao dịch và tự động hóa các giao dịch với khách hàng.
Allinfra và Link REIT (Hong Kong) đang hợp tác trong một dự án blockchain cho lĩnh vực bất động sản. Về cơ bản, họ sẽ thử nghiệm nhiều cách ứng dụng blockchain với mục tiêu phát triển được một cơ sở hạ tầng bền vững trên nền tảng blockchain.
JLL,một trong những công ty bất động sản thương mại lớn đã đưa blockchain vào việc định giá bất động sản thương mại ở thị trường Tây Ban Nha. Theo Công ty, công nghệ blockchain có thể ứng dụng cả trong xây dựng và tài trợ cho lĩnh vực bất động sản, thậm chí bán và cho thuê tài sản.
Westfield đang sử dụng blockchain để bảo lãnh ngân hàng cho bất động sản, chủ yếu dành cho những người là chủ cho thuê trên thị trường bán lẻ. Theo kế hoạch, dự án của Westfield sẽ tiếp tục áp dụng cho các hợp đồng thuê thương mại để đánh giá tính khả thi của giải pháp cho cả phân khúc này.
Một trong những công ty môi giới bất động sản lớn có trụ sở tại Madison, bang New Jersey, sử dụng công nghệ blockchain là Coldwell Banker. Hiện tại, họ đang sử dụng blockchain cho nền tảng sàn giao dịch bất động sản để liệt kê người bán và đại lý, cung cấp thông tin về nhà đất cũng như bảo mật tất cả các giao dịch và hợp đồng.
10. Chính phủ
Chính phủ Dubai đang hướng tới mục tiêu trở thành thành phố thông minh đầu tiên trên thế giới. Vì vậy, họ đã thành lập văn phòng chính phủ Smart Dubai và làm việc với một loạt công ty công nghệ để triển khai kế hoạch tương lai của thành phố thông minh. Và để làm điều đó, họ cũng đang ứng dụng blockchain.
Chính quyền Thủ đô Seoul sẽ thiết lập hệ thống hành chính dựa trên blockchain của mình. Theo kế hoạch, cư dân của thành phố sẽ có S-coin sử dụng cho các dịch vụ công cộng. Ngoài ra, họ cũng có thể đổi những đồng tiền này để nhận phần thưởng. Người dân cũng có thể nộp thuế và tham gia đóng góp các ý kiến của công chúng thông qua nền tảng này.
Lantmäteriet là cơ quan đăng ký đất đai của Thụy Điển và hiện đang làm việc với các ngân hàng và doanh nghiệp cho một dự án thử nghiệm blockchain. Theo họ, việc mua bán một bất động sản tốn nhiều thời gian, và với blockchain, nó có thể tiết kiệm tài nguyên và thời gian cho cả hai bên. Hơn nữa, tất cả các tài liệu sẽ ở định dạng kỹ thuật số.
Cơ quan Quản lý Thuốc Quốc gia Uganda đang làm việc với MediConnect để giải quyết các vấn đề về thuốc giả của quốc gia họ. Theo họ, dự án sẽ theo dõi tất cả các loại thuốc từ các công ty dược phẩm để đảm bảo rằng không ai có thể ăn cắp hoặc thay thế chúng bằng thuốc giả.
Cơ quan Tiền tệ Singapore – MAS đang dẫn đầu một dự án dựa trên blockchain cung cấp các khoản thanh toán bằng các loại tiền tệ khác nhau trên cùng một mạng lưới. Làm việc với Temasek và JPMorgan, MAS có kế hoạch cải thiện hiệu quả chi phí tổng thể của doanh nghiệp trong cả nước. Hiện tại, họ vẫn đang thử nghiệm công nghệ blockchain cho các ứng dụng công nghiệp.
————————————————
Brain Hub – Think Out Of The Block
📩 Email: enquiry@brainhub.com.vn
🎗️Fanpage: https://lnkd.in/gSnH8AEX
📎Linkedin: https://www.linkedin.com/company/brain-hub-viet-nam/
#BrainhubVietnam #Blockchain #blockchainforbusiness #blockchaineducation #NFT #metaverse #Tech #DigitalTransformation #SharkTank #SharkTankForum