Metaverse sẽ “chinh phục” ngành giáo dục truyền thống bằng cách nào?

Tương lai của siêu công nghệ metaverse sẽ là sự kết hợp giữa  thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và trí tuệ nhân tạo vào một thế giới tưởng tượng sống động. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của công nghệ giáo dục. Không giống như một cuộc gọi Zoom được lên lịch và biến mất khi người dùng hoàn thành, metaverse “luôn hoạt động” và tạo ra các tương tác xã hội giữa các cá nhân với nhau. Sự chuyển đổi này có ý nghĩa sâu sắc đối với việc xây dựng năng lực học tập cho thế hệ mới.

Kể từ thời kì bùng nổ của Internet PC, ngành công nghiệp giáo dục đã bắt đầu việc học trực tuyến vào cuối những năm 1990. Làn sóng thứ hai của điện toán di động và phương tiện truyền thông xã hội đã tạo nên microlearning đó là việc học tập dựa trên video theo chủ đề. Những chuyên gia trong ngành giáo dục hiện đang gợi ý rằng kỷ nguyên thứ ba của máy tính đang đến với chúng ta. Các trang tĩnh phẳng trên PC và điện thoại sẽ được thay thế bằng một loạt các không gian 3D kỹ thuật số, nơi chúng ta tương tác bằng những hình đại diện sống động chân thực. Không giống như một cuộc gọi Zoom được lên lịch và biến mất khi bạn hoàn thành, metaverse “luôn hoạt động” và tạo ra các tương tác xã hội với các đồng nghiệp. Sự chuyển đổi này có ý nghĩa sâu sắc đối với việc xây dựng năng lực và học tập.

Công nghệ cải thiện mức độ hào hứng và kết nối của học sinh với tài liệu một cách tích cực. The National Training Library Institute (NTL)  đã chỉ ra rằng tỷ lệ duy trì học tập đối với các bài giảng chỉ là 5% và đối với việc đọc là 10%. Nhưng đối với việc đào tạo bằng công nghệ VR, tỷ lệ duy trì là một con số khổng lồ lên đến 75%. Điều này báo hiệu rằng metaverse là một công nghệ đột phá cho giáo dục.

Từ mỹ thuật đến ngoại ngữ cho đến lịch sử cổ đại, metaverse luôn sẵn sàng tạo ra nhiều trải nghiệm hấp dẫn và ý nghĩa hơn cho học sinh ở mọi lứa tuổi.

Hãy xem một số ví dụ về cách metaverse “thổi làn gió mới” vào giáo dục và đào tạo.

Lớp học dựa trên đám mây

Trước và trong COVID-19, việc học đã bắt đầu chuyển từ các lớp học vật lý sang các không gian ảo. Các lớp học ảo trên các nền tảng như Virbela và Mozilla Hubs đã đạt được sức hút giữa đại dịch và trở thành một nơi cần thiết như một nơi để sinh viên và giáo viên học tập trực tuyến trong thời gian cách ly xã hội.

Metaverse giúp làm tăng sự phong phú cho khuôn viên trường học, nơi các học sinh đeo tai nghe tích hợp công nghệ VR để đi vào khuôn viên trường hoặc trường đại học ảo để tìm hiểu, khám phá và giao lưu. Ví dụ: trong không gian ảo này, người học có thể tham gia vào các nhóm học tập khác nhau, ghé thăm thư viện và các phòng học khác. Các bạn có thể gặp gỡ các giáo viên cố vấn cũng như đi chơi với bạn của mình.

Thực tế tăng cường (AR) trong giáo dục

Công nghệ AR trong metaverse cho phép tạo lớp phủ kỹ thuật số trong không gian thực của lớp học, tạo cơ hội để sinh viên kết nối và tham gia vào các nghiên cứu ở mức độ sâu hơn. 

Ví dụ, Froggipedia là một công cụ đã được sử dụng trong các lớp học ngày nay. Trải nghiệm AR thực hành cho phép sinh viên nghiên cứu các cơ quan nội tạng của ếch mà không phải mổ xẻ thực sự.

Ứng dụng Big Bang AR của CERN (Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu) đang giúp học sinh nghiên cứu nguồn gốc của vũ trụ và bí mật của các hiện tượng vật lý một cách thú vị và gần gũi.

Thực tế ảo (VR) trong giáo dục

Bất kỳ kỹ năng nào nếu “vừa học vừa làm” đều có thể đạt được kết quả tốt hơn. Cơ hội cho công nghệ thực tế ảo trong lĩnh vực giáo dục là rất lớn khi tạo nên những công cụ nhập vai hấp dẫn cho học sinh, sinh viên.

Mondly là một trong nhiều công ty đã tích hợp trải nghiệm VR sống động vào chương trình đào tạo của mình. Ứng dụng VR của Mondly khiến học sinh cảm thấy bản thân đang ở trong tình huống cần phải giao tiếp ngoại ngữ. Đó là cách tạo cơ hội cho sinh viên “vừa học vừa làm” thay vì chỉ học với thẻ ghi nhớ hoặc học thuộc lòng.

Các chuyến đi thực tế của trường thông qua metaverse cũngkhông kém phần ngoạn mục. Bầu trời sẽ không còn là giới hạn đối với học sinh và giáo viên, mọi người có thể đi khắp thế giới (và thậm chí xuyên thời gian và không gian) chỉ bằng cách đeo tai nghe VR.

Bảo tàng Mỹ thuật VR trên Steam cho phép sinh viên xem các tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp thế giới từ nhà hoặc lớp học mà không bị giới hạn về việc đi lại. Chuyên gia XR Ximmerse cũng đã tạo ra công nghệ XR cho phép giáo viên biến lớp học thành trải nghiệm bảo tàng tương tác như rừng rậm kỷ Jura và cảnh biển dưới nước.

Ngày nay, hình ảnh mô phỏng là dấu hiệu nổi bật của trải nghiệm học tập thực tế ảo sau khi trải qua nhiều trải nghiệm với ứng dụng Zoom nhàm chán xuyên suốt COVID-19. Thông qua công nghệ VR, người học có thể bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ hoặc hiểu được cảm giác của người khác. Ví dụ, công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới DaVita đã tạo nên sự đồng cảm với tình trạng của bệnh nhân bằng cách sử dụng công nghệ tương tác đa giác quan.

Metaverse sẽ làm cho việc giáo dục và đào tạo trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Nhiều công ty đã phát triển các công cụ học tập thực tế ảo để giúp hỗ trợ nhân viên và sinh viên trải nghiệm siêu công nghệ này. Điều này thật sự có lợi khi học sinh có thể trải nghiệm tất cả các tình huống thực tế cần thiết chỉ bằng một đôi kính. Khó có thể phủ nhận rằng,  việc học thông qua hình ảnh sẽ dễ dàng ghi nhớ và dễ hiểu hơn so với đọc sách và bài giảng truyền thống.

Leave a Reply

Your email address will not be published.